Bá bệnh: Công dụng, liều dùng và một số bài thuốc trong dân gian

Cây bá bệnh, hay còn gọi là bách bệnh. Sở dĩ có tên gọi như vậy là do loại cây này được sử dụng để chữa rất nhiều bệnh lý khác nhau trong dân gian. Gần đây cây được săn tìm do tác dụng “tráng dương, cường thận” . Vậy cây bá bệnh có công dụng gì, nó có phải là loại cây giúp tăng cường sinh lý không? Bài viết dưới đây Sao Thái Dương sẽ cung cấp cho bạn thêm thông tin chi tiết.

Danh pháp

Tên khoa học

Eurycoma longifolia

Tên tiếng Việt

Bách bệnh, Bá bịnh, Lồng bẹt, Mật nhơn, Tho nan (Tày), Mật nhân hay còn gọi là Hậu phác nam.

Phân loại khoa học

Họ Simaroubaceae (Họ Thanh thất)

Mô tả cây

Bá bệnh là loài cây nhỡ, cao từ 2 – 8m, ít phân cành. Có lông ở nhiều bộ phận, lá kép lông chim lẻ, mọc so le, gồm 21 – 25 lá chét không cuống, mọc đối, hình mác hoặc bầu dục, gốc thuôn, đầu nhọn, mặt trên xanh sẫm bóng, mặt dưới có lông màu trắng xám. Cuống lá kép màu nâu đỏ.

Cụm hoa chùm kép hoặc chùm tán mọc ở ngọn, cuống lá có lông màu rỉ sắt. Hoa có màu nâu đỏ; đài hoa được chia thành 5 thùy hình tam giác có tuyến ở lưng; tràng hoa gồm 5 cánh hình thoi cũng có tuyến; nhị 5 có lông dày và hai vảy ở gốc; bầu có 5 noãn, hơi dính nhau ở gốc, đầu nhụy rời.

Quả hạch, hình trứng, hơi dẹt, có rãnh giữa, khi chính màu vàng đỏ, chứa 1 hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn.

Sinh thái

Cây thường mọc hoang ở vùng rừng núi thưa. Cây có thể chịu được bóng nên thường gặp ở dưới tán cây gỗ lớn, tán rừng còn tương đối nguyên sinh, thứ sinh, và đôi khi ở đồi cây bụi ở vùng trung du.

Mùa hoa thường nởvào tháng 1 – 2; mùa quả thường vào tháng 3 – 4.

Phân bố

Trên thế giới

Phân bố nhiều nhất chủ yếu ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á và Nam Á. Vùng Đông Nam Á có 3 loài và một vài dưới loài, trong đó đáng chủ ý nhất là loài Bách bệnh được phân bố rộng rãi từ Myanmar đến các nước Đông Dương, Thái Lan, Malaysia, đảo Sumatra, Borneo (Indonesia) và Philippin. Loài này còn xuất hiện ở Ấn Độ, Nam Trung Quốc và một vài nước khác.

Tại Việt Nam

Ở Việt Nam, Bá bệnh được phân bố rải rác ở các tỉnh vùng núi thấp (dưới 1000m) và trung du. Các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên hay được bắt gặp nhiều hơn ở các tỉnh phía Bắc.

Bộ phận dùng

Thường dùng vỏ thân, rễ và quả.

Thu hái, chế biến

Các bộ phận được thu hái vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Sau khi thu hái các bộ phận được bào chế thành dạng bột mịn, bột thô, chiết xuất bổ sung ở dạng viên nang hoặc chất lỏng từ gốc.

Quả trước khi chế biến được rửa sạch, phơi khô sử dụng trực tiếp. Rễ và vỏ thân được chặt thành từng đoạn nhỏ, đem phơi khô hoặc sấy khô và bảo quản ở nhiệt độ mát, tránh không khi và ánh sáng trực tiếp.

Thành phần hóa học

Trong gỗ và vỏ của cây Bá bệnh người ta đã chiết được các chất sau:

  • Các hợp chất quassinoid: eurycomalacton, 6 – α – hydroxycurycomalacton, longilacton, 5, 6 – dehydro – eurycomalacton, 14, 15 – β – dihydroxyklaineanon, 11 – dehydroklaineanon, các quassinoid có tác dụng diệt vi trùng sốt rét plasmodium falcifarum đã kháng thuốc.
  • Các hợp chất triterpen loại tirucalan: niloticin, dihydroniloticin, piscidinol A, bourjotinolon A. episapelin A, hyspidron và melianon.
  • Từ rễ đã phân lập được 3 quassinoid: eurycomanol, eurycomanol 2 – 0 – β – D glucopyranosid và 13β, 18 – dihydroeurycomanol.
  • Các alcaloid loại canthin – 6 – on được phân lập từ và và gỗ: 9, 10 – dimethoxycanthin – 6 – on, 10 – hydroxy – 9 – methoxy – canthin – 6 – on, 11 – hydroxy – 10 – methoxy – canthin – 6 – on, 5, 9 – dimethoxycanthin – 6 – on và 9 – methoxy – 3 methyl – canthin – 5, 6 – dion.
  • Ngoài ra còn có các alcoloid carbolin.

Từ vỏ và cây Bá bệnh đã xác định được thành phần hai chất đắng euricomalacton và 2, 6 dimathoxybenzoquinon. Ngoài ra, còn β – sitosterol vàcampestrol.

Tác dụng dược lý

Bá bệnh có những tác dụng dược lý đã được chứng minh như sau:

  • Cao chiết từ Bá bệnh có tác dụng kháng ký sinh trùng sốt rét trong thử nghiệm nuôi cấy in vitro.
  • Thử nghiệm chế phẩm thuốc được bào chế từ Bá bệnh, Trâm bầu và Xấu hổ trên chuột lang cho thấy tác dụng lợi mật rõ rệt và không thay đổi thành phần của mật. Đồng thời chế phẩm này còn giúp gia tăng tốc độ tái tạo của các tế bào gan của chuột bị tổn thương và giúp làm giảm tác hại của carbon tetraclorid đối với gan chuột. Khi sử dụng trên bệnh nhân chỉ định điều trị lợi mật, thuốc làm giảm nồng độ bilirubin trong máu.
  • Bá bệnh có tác dụng tăng cường khả năng sinh dục. Thân và rễ làm tăng lượng testosteron trong huyết thanh động vật, rễ làm tăng testosteron nhiều hơn thân cây.

Tính vị, tác dụng

Theo Y Học Cổ Truyền, vị thuốc Bá bệnh có vị đắng, tính mát, có tác dụng tới kinh can, thận. Cây Bá bệnh có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt và lương huyết. Thường được sử dụng trong điều trị các chứng bệnh như chàm ở trẻ em, đi tiểu ra máu, đầy bụng, chướng hơi, ăn không tiêu, đau mỏi lưng.

Công dụng và liều dùng

Công dụng

Vỏ thân Bá bệnh được dùng chữa các trường hợp ăn uống không tiêu, nôn mửa, đầy bụng tiêu chảy, gần như vị hậu phác, còn dùng chữa sốt rét, giải độc do uống nhiều rượu và chữa lưng đau mỏi do thấp.

Rễ chữa sốt rét, ngộ độc, say rượu và tẩy giun.

Kết hợp cả rễ và vỏ thân cây dùng để chữa phụ nữ đau bụng lúc có kinh, nhức mỏi tay chân.

Lá nấu nước tắm chữa lở ghẻ.

Quả dùng để chữa kiết lỵ, bụng dưới đau nơi phụ nữ, tắm trị ghẻ, lỡ ngứa.

Liều dùng

Vỏ phươi khô tán bột, ngâm rượu hay làm thành viên, hoặc sắc uống. Ngày dùng 6 – 12g.

Ứng dụng chính của bá bệnh trong y học hiện đại

Bá bệnh có tác dụng tăng cường sinh dục nhờ vào việc giúp tăng cường lượng testosteron nội sinh trong cơ thể.

Một nghiên cứu được thực hiện trước đây đã chứng minh, bá bệnh chứa một nhóm các peptide nhỏ là “eurypeptides” làm tăng đáng kể mức độ Testosteron từ các tế bào leydig (tế bào kẽ) ở tinh hoàn, cải thiện khả năng sinh sản và ham muốn tình dục ở nam giới. Đối với nồng độ điều trị, Bá bệnh đã được chứng minh không gây tác dụng phụ đáng kể nào.

Một nghiên cứu trên nam giới ở độ tuổi 30 – 35 trong vòng 12 tuần. Cho thấy kết quả nghiên cứu rằng việc dùng Bá bệnh giúp cải thiện đáng kể về chức năng thể chất, chức năng cương dương, và gia tăng ham muốn tình dục lên 14% trong cả tuần 12. Các dấu hiệu của quá trình mãn dục nam cũng được cải thiện: các chỉ số huyết áp, mật độ xương, thừa cân, tinh thần đều có chuyển biến tích cực. Nghiên cứu cũng cho thấy tinh trùng hoạt động gia tăng 44,4% và thể tích tinh dịch tăng đến 18,2% ở cuối đợt điều trị. Điều này khẳng định Bá bệnh không chỉ làm chậm các dấu hiệu mãn dục nam sớm mà còn giúp cải thiện chức năng sinh sản, tăng khả năng thụ thai.

Một nghiên cứu bổ sung khác về Bá bệnh với liều 200 mg/ngày trên 75 nam giới bị vô sinh không rõ nguyên nhân. Cho kết quả tích cực đáng kể về:  thể tích tinh dịch, nồng độ tinh trùng, tăng tỷ lệ hình thái tinh trùng và khả năng vận động của tinh trùng bình thường (đều được cải thiện đáng kể.

Rất nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy công dụng của Bá bệnh trong việc gia tăng khả năng tình dục:

+ Một nghiên cứu ở Malaysia năm 2009 cho thấy khi sử dụng Bá bệnh với liều 200mg/ngày giúp làm tăng 99.2% số lượng tinh trùng so với nhóm chứng.

+ Nghiên cứu khác ở Châu âu cũng cho thấy, Dù chỉ sử dụng đúng một liều duy nhất Bá bệnh nhưng cũng giúp tăng hiệu suất hoạt động tình dục và chất lượng tinh trùng ở đối tượng thí nghiệm.

Không chỉ vậy, Bá bệnh còn giúp xóa bỏ tình trạng nhức mỏi, cơ thể suy hao do việc hoạt động tình dục, giúp nam giới luôn cảm thấy khỏe mạnh, khoan khoái, luôn có ham muốn.

Tất cả điều trên khẳng định Bá bệnh là một giải pháp hoàn hảo vừa giúp tăng cường khả năng hoạt động tình dục, tăng cường khả năng có con, vừa giúp làm chậm quá trình mãn dục, cải thiện thể chất, tinh thần ở nam giới tuổi trung niên.

Hiện nay tại Việt Nam, Bá bệnh thường được phối hợp trong các sản phẩm tăng cường sức khỏe, giống như Rocket+, Rocket 1h, Rocket viên hoàn được dùng cho nam giới có chức năng sinh lý suy giảm, nam giới mãn dục sớm nhờ tác dụng:

  • Hỗ trợ bổ thận dương
  • Hỗ trợ tăng cường sinh lực
  • Hỗ trợ làm châm quá trình mãn dục ở nam giới như: Người mệt mỏi, đau lưng, mỏi gối.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *